Tứ diệu đế, tứ thánh đế là gì? Những ý nghĩa chi tiết bạn cần biết

Tứ thánh đế là gì, tứ diệu đế là gì - Vị Cư Sĩ Trẻ

Tứ Diệu Đế hay tứ thánh đế là giáo lý căn bản và cốt lõi trong Phật Giáo. Đây chính là những lời dạy đầu tiên mà Đức Phật muốn truyền tới chúng sinh và học trò của mình.

Trong hệ thống giáo lý của Phật giáo chắc hẳn không thể bỏ qua Tứ Diệu Đế, đây được xem là chân lý cốt lõi và là nền tảng nhất của hệ thống. Từ nền tảng này sẽ giúp phát triển về các bài học và các triết lý trong nhà Phật về sau này. Bài viết sau hãy cùng với Vị Cư Sĩ Trẻ tìm hiểu chi tiết nhất về 4 chân lý này nhé.

1. Tứ Diệu Đế có nghĩa là gì?

Đức Phật xuất hiện kể từ khi Thái tử Tất Đạt Đa đắc đạo ngay dưới gốc cây Bồ Đề. Ở nơi đây Ngài đã phát hiện ra những chân lý của vũ trụ muôn loài và đây được gọi đó là Tứ Diệu Đế. Khi đó Tứ Diệu Đế là những lời dạy đầu tiên mà Đức Phật muốn truyền tới học trò của mìn. Các chân lý này đã được khám phá ra trong suốt quá trình đấu tranh cho sự giác ngộ và nó đã trở thành các lời dạy sâu sắc và quan trọng nhất của Phật giáo.

Tứ theo nghĩa Hán Việt là Bốn, Diệu ở đây chỉ sự kỳ diệu, phép màu nhiệm vô cùng cao quý và Đế chính là các chân lý, sự thật hiển nhiên. Ghép lại ý nghĩa của câu Tứ Diệu Đế có nghĩa là Bốn chân lý, sự thật hiển nhiên và màu nhiệm.

Khi tìm hiểu về Tứ Diệu Đế bạn cần biết được nó bao gồm các phần cơ bản đó là:

  • Khổ đế: Ý chỉ về sự thật của những đau khổ.
  • Tập đế: Ở đây muốn nói tới các nguyên nhân cơ bản nhất của sự đau khổ.
  • Diệt đế: Đây là phần muốn nói về sự chấm dứt nỗi đau khổ đi cùng với sự chấm dứt của tham sân si.
  • Đạo đế: Mang ý nghĩa muốn nói về việc giải phóng con người thoát khỏi sự đau khổ ở trên cuộc đời này.
Tứ diệu đế, tứ thánh đế là gì? Những ý nghĩa chi tiết bạn cần biết
Tứ diệu đế, tứ thánh đế là gì? Những ý nghĩa chi tiết bạn cần biết

 

Hai chân lý Khổ đế và Tập đế được xem như một nguyên nhân gây ra những đau khổ của con người. Chân lý DIệt đế sẽ mang con người tìm đến con đường chân lý, giác ngộ và hiểu được sự thật để tìm ra phương thức phù hợp chấm dứt nó. Chân lý Đạo đế được xem như một liều thuốc tự kê đơn để giúp mỗi con người có thể thoát khỏi được sự đau khổ.

Qua đây có thể thấy giáo lý Tứ Diệu Đế bao gồm cả lý thuyết lẫn thực hành. Nó cùng với hệ thống giáo lý của Phật Giáo đã trở thành một phương thuốc chữa bệnh vô cùng thần kỳ cho mọi người.

2. Tìm hiểu ý nghĩa của từng giáo lý trong Tứ Diệu Đế

Như đã trình bày ở phía trên Tứ Diệu Đế bao gồm 4 giáo lý lần lượt đó là Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế. Mỗi giáo lý sẽ có những ý nghĩa khác nhau và đã được chúng tôi tổng hợp ở dưới đây để các bạn có thể tham khảo.

2.1. Ý nghĩa của Khổ đế

Có rất nhiều cách có thể khiến cho con người rơi vào trạng thái đau khổ chẳng hạn như sinh ra ốm đau bệnh tật là đau khổ, yêu thương, thù ghét giận hờn cũng là sự đau khổ… Tuy nhiên theo Phật giáo đã được chia thành 3 loại đau khổ cụ thể và tương đương với 3 cảnh tượng đầu tiên mà Ngài đã nhìn thấy được trong chuyến tham quan ở ngoài cung điện của mình. Trong đó 3 loại đau khổ cụ thể đó chính là tuổi già, bệnh tật và cái chết.

Khổ Đế muốn chỉ về sự thật của những đau khổ
Khổ Đế muốn chỉ về sự thật của những đau khổ

 

Về sau Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng đã chỉ ra rằng, khổ đau còn có nhiều hơn nữa. Trong cuộc sống này chẳng phải lúc nào cũng có sự tốt đẹp và thông thường những điều xảy ra sẽ không đáp ứng được về nhu cầu và sự mong đợi của con người. Điều này khiến họ phải trải qua sự ham muốn và thèm khát.

Thế nhưng ngay cả khi con người đạt được nhu cầu, thỏa mãn về ham muốn thì đây cũng chỉ là sự tam thời. Lý do bởi niềm vui chẳng kéo dài mãi mà ngày càng nó sẽ trở nên đơn điệu rồi nhàm chán đi. Lúc này con người sẽ bắt đầu có sự nản lòng, chán nản khi suy nghĩ thấy thế giới chẳng cư xử như những gì mà họ nghĩ và cuộc sống này không phù hợp với những mong đợi.

Kể cả những lúc con người không phải chịu những tác động như ốm đau hay bệnh thật thì họ vẫn chưa cảm thấy hài lòng. Họ có thể hiểu rằng cuộc sống này vốn dĩ chỉ là vô thường và bản thân mỗi người cũng vậy. Một số người khi lắng nghe thuyết giảng liên quan tới Khổ đế sẽ cảm thấy bi quan và chán nản hơn với cuộc sống này. Nhưng khi tìm hiểu kỹ về lời dạy của Đức Phật sẽ thấy nó không kết thúc bằng sự đau khổ. Con người ta lúc bấy giờ chỉ cần biết bản thân nên làm thế nào để có thể kết thúc được đau khổ.

Để có được những cảm nhận sâu sắc nhất về khổ đau trong Khổ đế mỗi người cần có sự tư duy, tìm hiểu về nỗi khổ mà họ đang gặp phải. Bạn cần biết rằng cảm xúc vui sướng, hạnh phúc hay khoái lạc đều chỉ là sự giả trá và giả tạm. Chúng chỉ được xem như biến thể của cái khổ và để hạnh phúc chỉ còn cách giảm khổ.

Để cảm nhận được sự đau khổ trong Khổ Đế bạn cần có sự tư duy và tìm hiểu kỹ về nỗi khổ mà mình đang gặp phải

=>> Đừng quên tham gia cộng đồng Vị Cư Sĩ Trẻ để lan toa giá trị nhé.

2.2 Ý nghĩa của Tập đế

Giáo lý thứ hai được nhắc đến trong Tứ Diệu Đế đó chính là Tập đế. Trong đó Tập muốn chỉ về nguyên nhân đã được tụ tập và hình thành từ thời gian dài, đến chính là sự thật. Như vậy tập đế ý chỉ về sự thật của những nguyên nhân đã gây ra sự đau khổ của tất cả chúng sanh ở trên cuộc đời này.

Có thể thấy những rắc rối mà con người gặp phải đã được rút ra bởi nhiều nguyên nhân thua lỗ làm ăn, thất bại trong công việc, tình yêu, bệnh tật… Trong giáo lý của Phật giáo Đức Phật đã tuyên bố rằng tìm ra được nguyên nhân gây ra sự đau khổ. Những nguyên nhân này sâu xa hơn rất nhiều sự lo lắng trực tiếp xảy ra trong cuộc đời.

Tập đế ý chỉ nguyên nhân căn bản nhất của sự đau khổ

Cũng theo đức Phật Thích Ca đã chỉ ra rằng sự đau khổ đã xuất hiện từ những nhu cầu và ham muốn của con người. Trong đó sẽ có 3 điều ác mà mỗi người có thể gặp phải đó là:

– Sự tham lam và sự khao khát được hiểu hiện thông qua hình tượng của con gà.

– Sự thiếu hiểu biết gây ra hiện tượng ảo tưởng được biểu hiện thông qua hình tượng của con lợn.

– Sự hận thù cùng với việc phá hoại sẽ biểu hiện cho hình tượng của của con rắn.

Con người luôn luôn tìm ra những cái có ở cuộc sống bên ngoài để iusp cho bản thân được hạnh phúc. Tuy nhiên dù bạn có cố gắng như thế nào thì chắc chắn vẫn chẳng bao giờ cảm thấy hài lòng được. Sự khao khát này bản chất là xuất phát từ vô minh của mỗi người.

Bạn nên gắn bó về các quan điểm, lý tưởng có trong giáo lý và thế giới ở xung quanh mình. Những thứ mà bản thân có thể gặp phải như tiền tài và sự danh vọng luôn khiến mọi người bị ảo tưởng và hình thành cái tôi. Lúc này họ sẽ bất chấp hết tất cả để có thể chạm tới những mục tiêu vô nghĩa trên.

Giáo lý tiêu cực này đã sinh ra dần dần trở thành lời nói và hành động tiêu cực. Sự hận thù sẽ xâm chiếm về tâm trí và khiến cho con người thực hiện những hành động xấu.

Tứ thánh đề, tứ diệu đế là gì
Tứ thánh đề, tứ diệu đế là gì

 

2.3. Ý nghĩa của Diệt đế

Đây là một giáo lý thể hiện ý nghĩa về cách chấm dứt những đau khổ trong cuộc sống. Theo như lời dạy của Đức Phật trong Tứ Diệu Đế, nếu muốn dập tắt được sự ham muốn và đau khổ này trước tiên bạn cần giải thoát cho bản thân mình.

Theo Đức dạy, khi bản thân được giải thoát khỏi đau khổ, chấm dứt những dục vọng để có thể kết thúc về vòng luân hồi thì mỗi người chúng ta sẽ được quay trở về vãng sanh và vè theo cõi Niết bàn.

Niết Bàn ở đây chính là sự dập tắt. Khi đã đạt được giác ngộ của sự niết bàn đồng nghĩa với việc đã dập tắt được Ba Ngọn Lửa của sự tham lam, ảo tưởng cùng thù hận. Chính vì thế Niết Bàn còn được giải thích đó là trạng thái của tâm trí mà mỗi người có thể đạt được. Đây có thể là trạng thái của những niềm vui, không tồn tại các cảm xúc tiêu cực hay sự sợ hãi.

Diệt đế muốn chỉ về việc những đau khổ được dập tắt và dục vọng được chấm dứt

2.4. Ý nghĩa của Đạo đế

Đức Phật được ví như bác sĩ kê toa điều trị bệnh tật của con người. Trong giáo lý của Tứ Diệu Đế điều cuối cùng đó chính là Đạo đế, đây là chân lý để chấm dứt được những khổ đau và là tập hợp những nguyên tắc Bát Chánh Đạo.

Bát Chánh Đạo có nghĩa là Đức Phật đã thấy rõ được hết tất cả mọi việc. Qua đó sẽ giúp cho con người có thể tránh được những ham muốn và khổ hạnh trong cuộc sống. Bát Chánh Đạo sẽ không thực hiện riêng lẻ hay tuân thủ theo thứ tự nào mà chúng sẽ hỗ trợ và củng cố cho nhau.

Các Chánh Đạo đó lần lượt đó là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh niệm và chánh định. Theo đó chi phần này sẽ xuất hiện trong chi phần khác và hỗ trợ lẫn nhau tạo thành vòng tròn khép kín.

Đạo Đế là việc chấm dứt hết những đau khổ và ham muốn trong cuộc sống

3. Tầm quan trọng của Tứ Diệu Đế

Tứ Diệu Đế được xem như một giáo lý căn bản nhất trong đạo Phật. Nó không phải của riêng tiêu thừa mà giữ vai trò quan trọng đối với cả Đại thừa. Nếu người tu hành nào muốn đạt được kết quả chuẩn nhất thì không thể bỏ qua Tứ Diệu Đế. Mặc dù đây là một pháp mô tiến chậm nhưng khi tiến thì sẽ tạo nên sự vững chắc và kiên cố nhất.

Tu hành theo Tứ Diệu Đế sẽ không đưa trực tiếp con người tới quả Phật nhưng nó có sự tinh tấn và quyết tâm thì sẽ đưa người tu hành chạm được đến với quả vị A La Hán. Rồi nhờ vào quả vị này các hành giả sẽ tu thêm pháp môn khác trong Đại thừa để có thể tiến tới được với quả Phật.

Điều đặc biệt của Tứ Diệu Đế đó chính là căn cơ nào hay trình độ nào cũng có thể tu tập được. Nó không giống như những pháp môn khác đòi hỏi con người cần có trình độ học thức phải cao và có trí tuệ vững mạnh thì mới có thể theo được. Chính vì lý do này Tứ Diệu Đế đã trở thành pháp môn phổ thông của cả hai phái đó là Tiểu thừa và Đại thừa.

Tứ Diệu Đế giữ vai trò quan trọng đối với cả Tiểu thừa lẫn Đại thừa

Như vậy bài viết trên chúng tôi đã tổng hợp tới bạn đọc những thông tin quan trọng nhất về Tứ Diệu Đế. Đây là một giáo lý căn bản nếu ai không hiểu thì chắc chắn sẽ chẳng hiểu biết gì về giáo lý của đạo Phật. Mong rằng qua đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích để hiểu rõ hơn về giáo lý này và vận dụng nó vào cuộc sống được đúng nhất nhé.

Nguồn: loiphong.vn

 

3 thoughts on “Tứ diệu đế, tứ thánh đế là gì? Những ý nghĩa chi tiết bạn cần biết

  1. Pingback: Thập nhị nhân duyên, 12 nhân duyên (Paticca-samuppāda) là gì? Giải thích thập nhị nhân duyên theo luật hồi, sinh tử I Diễn đàn của Vị Cư Sĩ Trẻ

  2. Pingback: Đạo Phật là gì? Đôi nét về Đạo Phật I Diễn đàn của Vị Cư Sĩ Trẻ

  3. Pingback: Đạo Phật Đi Vào Cuộc Đời I Diễn đàn của Vị Cư Sĩ Trẻ 2023

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *